Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Sinhcafe Hà Nội xin giới thiệu đến các bạn Tour du lịch văn hóa, tâm linh quanh Hồ Tây.
Đến với Hà Nội, du khách hãy đi một vòng chừng 20km đến thăm 34 ngôi chùa, đình, đền, miếu ở quanh hồ Tây, gắn với hồ Tây mà đều là những thằng cảnh độc đáo. Đó là một quần thể thắng cảnh tô điểm cho một thắng cảnh lớn là hồ Tây.

Hành trình lý thú

Ta hãy đi từ đền Quán Thánh (Đạo giáo) nơi có pho tượng Huyền Thiên Trấn Võ nặng trên 3 tấn rồi ra đường Thanh Niên, qua bên phải một chút là đến đền Cẩu Nhi giữa hồ Trúc Bạch (là một phần của hồ Tây). Đền nằm ở giữa hồ, dưới một lùm cây tươi tốt, xanh um. Đến thờ chúa Liễu Hạnh, bà Chúa Cá và con cho nhà trời, xưa là những cung điện nguy nga của chúa Trịnh Giang. Nơi đây có bãi tắm, nơi nghỉ ngơi, vui chơi của nhà Chúa và các quan chức. Phía dưới là nơi ở và trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải của các cung phi, cung tần, cung nữ đã hơi luống tuổi hoặc phạm chút khuyết điểm. Nhưng khu vực này vẫn là khu vực của những người đẹp (mỹ nhân chi địa) nổi tiếng.

Vẫn theo đường Thanh Niên, bên trái là chùa Trấn Quốc, có từ đời Lý. Chùa có cảnh quan đẹp, có vườn tháp. Gần chùa Trấn Quốc, về phía có doi đất đâm ra mép hồ là phủ Tây Hồ nhộn nhịp, uy nghiêm mà dân dã. Bên cạnh phủ là những hàng quán dành cho các món ăn dân tộc danh tiếng như: bánh tôm, bún ốc, ốc luộc, bún chả, nem rán… Cứ đi thẳng lên mảnh đất cao một chút là tới chùa Hòe Nhai. Xung quanh phía ngoài chùa có nhiều cây hòe. Đi độ chừng 200m nữa sẽ tới chùa Kim Liên (bông sen vàng). Các pho tượng trong chùa được tạo theo dòng truyền thống. Chùa do công chúa Từ Hoa là con gái vua Lý trụ trì. Chùa mênh mông, dáng siêu thoát. Cổng tam quan có dáng lạ mắt, bí hiểm. Vườn chùa đẹp, nhiều hoa thơm cỏ lạ. Chùa có hai tầng mái. Đi lên một chút nữa chúng ta tới chùa Nghi Tàm bề thế, có nhiều pho tượng quý hiếm. Các làng xóm Nghi Tàm ở quanh ngôi chùa có rất nhiều vườn cảnh, vườn cây thế, thấp thoáng những chàng lãng tử đi săn, bắt chim sâm cầm. Bến trúc Nghi Tàm cũng là bãi tắm, nơi vui chơi của nhà Chúa (chúa Trịnh) và các Vương tôn công tử nhà Lê.

Đi tiếp lên phía trên, men theo hồ Tây, ta đến chùa Quảng Bá với dáng đứng nhẹ nhàng của nhà hiền triết rồi đến chùa Yên Phụ thanh bình êm ả. Tên trước kia của Yên Phụ là Yên Hoa. Yên là khói mái nhà. Hoa là hoa mọc đầy sân. Có nhiều xóm nuôi tằm và nhiều cảnh: “Ngàn dâu xanh ngắt một màu”… Vẫn quanh theo mép nước hồ Tây, ta đến thăm những ngôi chùa rất cổ là chùa Kiến Sơ, chùa Tảo Sách, những ngôi chùa điển hình của làng quê Việt Nam.

Ra đi theo một bên là triền đê có vạn lý trường thành cổ, một bên là mặt hồ, chúng ta đến chùa Nhật Tân rồi rẽ trái, theo đường Lạc Long Quân, đến chùa Xuân La, chùa cổ Thiên Niên (Thiên Niên cổ tự), Vạn Niên cổ tự và Ức Niên cổ tự. Ba ngôi chùa này có dáng dấp khác nhau. Cảnh quan đẹp, hệ thống các cây cối của vườn rất “thiền” mà bố trí rất hợp lý. Cây cối xum xuê, cỏ hoa thơm bốn mùa.

Chúng ta vào đền Sóc thờ Phù Đổng Thiên Vương. Đây là nơi ông Gióng từ biệt mẹ đẻ và dân làng để bay về Trời sau khi đã có công đánh thắng quân xâm lược. Ta lại đến chùa Xuân Tảo. Chùa giữ nguyên được những nét điển hình của một ngôi chùa cổ Việt Nam. Dân chúng ở quanh chùa có một số ít mang gốc tích người Chăm (họ Phương) và đã trở thành người Việt từ lâu vì khi xưa nơi đây có mấy trại tù binh người Chăm bị giam cầm.

Tiếp đến là chùa Bái Ân có cảnh quan thoáng đãng và đẹp mắt. Quanh chùa là một quần thể di tích như: văn chỉ thờ Khổng Tử và các vị tiên hiền Việt Nam, Rừng Bàng… Dân quanh chùa làm nghề dệt gấm, the, đoạn. Cách chùa Bái Ân không xa, về phía tay phải là chùa Võng Thị, nơi đây, xưa đã xảy ra nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử nước nhà. Do đó đã có nhiều chuyện kể khả ca, khả khấp (có thể hát lên mà cũng có thể khóc) còn truyền đến tận ngày nay.

Chùa Voi Phục thờ Thánh Linh Lang đã chết trận, khi chống quân xâm lăng. Thánh Linh Lang là con vua Lý. Nhưng vua Lý chỉ biết Linh Lang là con mình sau khi Linh Lang đã tử trận. Từ đây, chúng ta hành hương tiếp đến các ngôi đình Ngọc Hà, đình Đại Yên, đền Hữu Tiếp rồi quay lại, men theo chợ Bưởi, qua đường Thụy Khuê để thăm đình làng Yên Thái có dánh dấp đường bệ, khỏe khoắn và uy nghi mang chút nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ. Đi thêm độ vài trăm mét nữa, đến miếu Long Tỉnh (giếng rồng) là miếu thờ Mẫu, thường xuyên có những buổi lễ bái, lên đồng, chầu văn sôi nổi. Tiếp đó, ta tới đình An Thọ, đình làng Đông, đình Hồ Khẩu.

Chúng ta đến miếu Đồng Cổ là nơi hàng năm các vua đời Lý, Trần, Lê… tổ chức hội thề Đồng Cổ. Các quan văn và quan võ phải thề rằng: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung sẽ bị Thần minh tru diệt”.

Lại đi tiếp đến đình Thụy Chương, đền Thụy Chương thờ Mẫu, ở giữa quãng từ Thụy Khuê đến trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An) có một đầm lầy và một ngôi chùa nhỏ hẻo lánh hướng về phía mặt hồ. Đó là chùa Bà Đanh. Ta có câu “vắng ngắt như chùa Bà Đanh” vì chùa này xưa có một số người theo đạo Hồi đến thăm viếng. Nhưng về sau, một số người theo đạo Hồi đó rút về miền Nam cả nên không có ai đến thăm hỏi nữa mà bỏ lạnh ngôi chùa…

Bạn có thể tham gia tour Du Thuyền Hồ Tây, để tận hưởng giây phút bồng bềnh trên mặt nước và ngằm cảnh vật xung quanh hồ.
Liên hệ đặt tour: Mr. Tú:  0988 757 689. - Mr.Thương: 0969 226 898
SINHCAFE HANOI
Địa chỉ:Số 4 Ngõ 38B, Lý Nam Đế, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại:+84.4.3747 8557 - 3747 3838 * Fax: +84.4.3747 8556

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Subscribe to RSS Feed Follow me on Twitter!

Tổng số lượt xem trang